Sau 1 thời gian dài sử dụng, điều hòa nhà
bạn có thể gặp phải một số sự cố như: hết gas, khả năng làm lạnh không
hiệu quả, điều hòa hoạt động gây tiếng ồn, bị chảy nước…
Nếu không được kiểm tra và bảo dưỡng đúng có thể làm giảm tuổi thọ của sản phẩm, gây tốn kém.
Quy trình bảo dưỡng điều hòa đúng cách
1. Kiểm tra hoạt động
Việc kiểm tra hoạt động của điều hòa giúp kỹ thuật viên nắm rõ tình
trạng của máy, kịp thời phát hiện ra những sự cố để khắc phục.
Các sự cố thường gặp khi bảo dưỡng điều hòa:
Khi chạy chiều nóng, phải mất khá nhiều thời gian để làm ấm phòng
Khi chạy chiều lạnh nhiệt độ làm lạnh không đạt được yêu cầu.
Do đó việc kiểm tra là rất cần thiết , từ quá trình kiểm tra nhân
viên kỹ thuật sẽ có các biện pháp thực hiện dịch vụ một cách đúng nhất
và nhanh nhất.
Lợi ích khi bảo dưỡng điều hòa định kỳ
Thứ nhất bạn có thể tiết kiệm được nếu bảo dưỡng điều hoà định kì do phát hiện sớm những dấu vết của sự hỏng hóc.
Thứ hai,việc hao mòn công suất trong thời gian sử dụng sẻ được giảm thiểu tối đa nhờ công tác vệ sinh máy thường kì.
Thứ ba, nếu bạn không bảo dưỡng định kì dẫn đên các chi tiết máy
không được vệ sinh gây ra các vết hỏng bất thường và bạn phải trả tiền
sửa chữa khá tốn kém so với việc bảo dưỡng thông thường.
Bảo dưỡng điều hòa là một công việc cần được thực hiện trung bình khoảng
4-6 tháng/lần, điều hòa sau khi được bảo dưỡng sẽ hoạt động trong tình
trạng tốt nhất.
2. Vệ sinh dàn nóng
Thông thường dàn nóng được đặt bên ngoài trời, ít được che chắn cẩn
thận, chịu nhiều các tác động của môi trường như bụi bẩn, ẩm mốc, côn
trùng… Các yếu tố trên lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của
quạt cũng như Block điều hòa.
Vệ sinh cục nóng phải dùng máy bơm nước tạo áp lực mạnh xịt rửa các
bộ phận, đồng thời sau khi vệ sinh kỹ thuật viên tư vấn cho quý khách
các biện pháp che chắn, bảo vệ cục nóng.
Tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện, dùng vòi nước
hoặc bình xịt nước áp lực xịt vào các lá kim loại của giàn nóng. Chú ý
xịt nước thẳng hướng các khe giữa các lá kim loại; xịt không thẳng hướng
có thể làm lệch các lá kim loại làm cho sau này không khí kém tiếp xúc.
Máy điều hoà không khí có tác dụng điều hoà không khí trong phòng,
chủ yếu là hạ thấp nhiệt độ trong phòng, lọc bụi trong không khí và khi
cần thiết bổ sung không khí ngoài trời vào trong phòng, đảm bảo cho
người sống ở trong phòng có được môi trường dễ chịu.
3. Vệ sinh dàn lạnh
Thường xuyên vệ sinh cho điều hòa nhiệt độ cũng tăng tuổi thọ của sản phẩm, giảm đi các sự cố không đáng có.
Dàn lạnh sau một thời gian hoạt động sẽ rất
bẩn. Các mảng bám, bụi bẩn xuất hiện nhiều đây cũng là một nguyên nhân
khiến điều hòa hoạt động kém, trong quá trình hoạt động hơi lạnh, hơi
nóng xuất hiện các mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt gia
đình.
Do dàn lạnh được lắp đặt trong phòng, việc xịt rửa yêu cầu phải có
máng hứng, dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch các mảng bám,
khử mùi hôi.
4. Kiểm tra hoạt động, nạp gas nếu cần thiết
Chú ý khi kiểm tra và thay gas nếu cần để đảm bảo an toàn cho người gia đình bạn.
Sau khi bảo dưỡng, phải kiểm tra lại hoạt
động của điều hòa bằng việc cho chạy thử điều hòa. Đảm bảo cục nóng hoạt
động êm không phát ra tiếng ồn, hơi dàn lạnh được khử hết mùi hôi, các
yếu tố về vệ sinh phải đảm bảo.
Trong quá trình chạy thử, kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra lượng
gas. Gas là một yếu tố rất quan trọng trong các thiết bị làm lạnh nói
chung cũng như điều hòa nói riêng. Điều hòa thiếu gas (môi chất lạnh) sẽ
hoạt động không đúng điện áp thiết kế, quá trình làm nóng, làm lạnh vì
thế mà sẽ lâu hơn, không sâu, tốn điện.
Quá trình nạp gas yêu cầu các thiết bị như đồng hồ gas, các thiết bị
đo dòng điện, loại gas điều hòa đúng cho máy. Thông thường với điều hòa
9000 BTU dòng cần thiết là từ 4-5A (ampe), đây là thông số mà kỹ thuật
viên sẽ sử dụng để kiểm tra chắc chắn điều hòa đã đủ gas.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét